Thông tin bài dự thi
Tên cá nhân/nhóm: Hà Quang Quang
Tên Trường: Trường Đại học Phương Đông
Tên đồ án: Trung tâm bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Nga Sơn – Thanh Hóa
Email: Quangbek.kts@gmail.com
Nội dung tóm tắt thuyết minh
1. Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, vấn đề phát triển và bảo tồn làng nghề truyền thống đã và đang được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì phát triển và bảo tồn làng nghề truyền thống được xác định là tiêu chí ưu tiên thực hiện.
Bảo tồn làng nghề truyền thống như thế nào?
Vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững nghề truyền thống, giữ gìn nét đẹp môi trường, văn hóa đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề ở nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Các sản phẩm truyền thống đã nuôi sống người dân từ bao đời nay không phải là không có chỗ đứng, có điều làm hàng truyền thống vất vả, quanh năm chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối mà chỉ đủ ăn, làm hàng theo thị trường bây giờ nhanh giàu nhưng nếu không thức thời, năng động thì cũng không bằng làm hàng truyền thống.
Thực trạng
Đằng sau sự phát triển về kinh tế, cơ sở hạ tầng, mức sống người dân,… thì môi trường ngày càng xuống cấp, những nét đẹp truyền thống đang dần mất đi, thay vào đó là văn hóa đô thị xâm nhập vào cùng với lối sống thực dụng làm cho bộ mặt các làng nghề có nhiều thay đổi theo xu hướng đáng lo ngại.
Thực tế ở các làng nghề hiện nay là sự phát triển thiếu định hướng, chạy theo kinh tế mà không giữ được bản sắc riêng cũng như chất lượng, uy tín sản phẩm. Bên cạnh đó, cơ chế và sự buông lỏng quản lý, hệ thống luật chưa được quan tâm… đã làm cho làng nghề ở vào tình trạng “trăm hoa đua nở mà hoa nào cũng… dở”. Những làng nghề không có điều kiện phát triển thì có nguy cơ bị mai một.
Vấn đề môi trường
Môi trường tự nhiên, xã hội bị ô nhiễm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vắng khách du lịch, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Cuối cùng vấn đề cơ bản và quan trọng nhất vẫn là sự quản lý của các cấp chức năng, theo quan sát, ở nơi nào chính quyền quan tâm, sự phối hợp giữa người dân và chính quyền chặt chẽ thì nơi đó kinh tế, xã hội ổn định và phát triển.
Nhận định
Để tháo gỡ tình trạng hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát triển phải được coi trọng ngang nhau, thực hiện từng bước và khoa học. Trước hết về nhận thức, mọi người dân cần hiểu bảo tồn và phát triển là hai mặt của một vấn đề, không thể bảo tồn được nếu không có đổi mới, phát triển và ngược lại. Nếu chỉ khư khư bảo tồn thì là bảo thủ, nếu chỉ chú trọng phát triển sẽ mất gốc và không bền vững.
Vấn đề đặt ra là bảo tồn và phát triển như thế nào để vẫn giữ được truyền thống mà vẫn không tụt hậu và theo kịp được sự phát triển chung của quốc gia và khu vực. Biện pháp giải quyết cần tổng thể và phải xác định đâu là yếu tố then chốt để thực hiện cho hiệu quả.
Có như vậy mọi người mới nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa tinh thần và vẻ đẹp của các giá trị truyền thống, từ đó họ có thể góp phần gìn giữ và phát huy tinh hoa của cha ông để lại. Nếu không hiểu ý nghĩa, vẻ đẹp của sản phẩm truyền thống nằm ở chỗ nào thì chắc chắn không thể sáng tạo ra những sản phẩm tốt, mang bản sắc của làng nghề.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em quyết định chọn đề tài: “Trung tâm bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Nga Sơn – Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của bản thân.
2. Mục tiêu:
Góp phần thay đổi nhận thức của người dân bảo vệ môi trường sinh thái.
Xây dựng một nhiệm vụ thiết kế phù hợp với các điều kiện tự nhiên xã hội cụ thể đảm bảo đồ án mang tính thực tiễn sử dụng cao.
Lưu giữ và phát triển làng nghề thủ công truyền thống, như một sự tiếp nối liên tục giữa quá khứ và hiện tại mang văn hóa, ý niệm của người Việt qua bao thế hệ. – Tái tạo một không gian có thể lưu giữ được thời gian qua các nét đẹp sinh hoạt văn hóa của làng xã, một bảo tàng “thời gian” lưu lại những câu chuyện thật dài của văn hóa, thiên nhiên, con người.
Kết hợp các giải pháp phát triển bền vững về vi khí hậu, tài nguyên và vật liệu, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Khuyến khích sử dụng các vật liệu địa phương gần gũi với môi trường, góp phần cho sự phát triển làng quê “đẹp” hơn trong quá trình đô thị hóa nông thôn.
Thiết kế công trình song song với thiết kế cảnh quan, tạo mối liên kết đan xen trong giá trị sử dụng và thẩm mỹ.
Phát triển du lịch, giới thiệu nét Văn Hóa đậm bản sắc làng quê Việt.
3. Ý tưởng:
– Ý tưởng xuất phát từ phân tích ban đầu về các mối liên hệ xung quanh khu đất, cuộc sống làng nghề và văn hóa con người. Hình khối công trình có ý nghĩa kết nối các thành phần đa hướng, tập trung tại một khu vực mang ý nghĩa gắn kết khu vực. Các khối đa hướng được phát triển dựa trên hình ảnh bó cói của khu vực. Tầng cao công trình thấp để tránh làm ảnh hưởng tới tổng thể vùng đất. Công trình là một sự giao hòa giữa THIÊN – ĐỊA – NHÂN.
4. Tự đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Sáng tạo
Hình khối: Sử dụng hình khối thiết kế sáng tạo.
Khối chức năng xung quanh được lấy ý tưởng từ chiếc chiếu đang cuộn lại, đặc trưng của làng nghề.
Sử dụng đường cong mang nhiều ý nghĩa trong thiết kế ( Sự thanh thoát, mềm mại và đặc tính chuyển động linh hoạt trong không gian)
Gạch lỗ: Ứng dụng vật liệu địa phương một cách mới mẻ trong thi công nhằm đạt được hiểu quả cho công trình.
Phần tường bao quanh công trình được sử dụng gạch lỗ ngăn tác động xấu của môi trường ngoài nhưng vẫn cho không khí tươi mới và ánh sáng vào trong nhà. Gạch được xếp ngược hướng với phương pháp xây thông thường. Với cách sắp xếp như vậy, các lỗ gạch tạo ra các miệng gió hút không khí, cho gió cùng ánh sáng vào công trình.
Có thể tái sử dụng những sản phẩm gạch nung lỗi bị cháy ở các xưởng sản xuất để thi công. Vật liệu địa phương, gần gũi dễ dàng vận chuyển và xây dựng.
Phần màu sắc ngẫu nhiên của gạch nung cũng tạo hiệu ứng vô cùng bắt mắt cho công trình.
Tác dụng
Các mảng tường thở cùng khoảng sân trung tâm lớn giúp các khối phòng tăng ánh sáng, không khí lưu thông, trao đổi liên tục, kết hợp cây xanh làm dịu mát môi trường sống. Nhờ vậy, không khí trong nhà luôn mát mẻ và ánh sáng chan hòa.
Cùng với lớp cây xanh bên ngoài, hầu như ngôi nhà không cần sử dụng quạt máy, điều hòa và đèn điện chiếu sáng ban ngày. Tiết kiệm đáng kể cho năng lượng chiếu sáng và thông gió cho công trình.
Lớp tường này bảo vệ công trình tương đương một bức tường kín nhưng vẫn đảm bảo cho không khí và ánh sáng lưu thông.
Hình ảnh gạch lỗ được sử dụng mới lạ trong công trình
Hình ảnh gạch lỗ được sử dụng mới lạ trong công trình
Địa điểm bền vững
Khu đất nghiên cứu nằm tại một cánh đồng cói tại vùng quê Nga Sơn – Thanh Hóa. Đảm bảo như một sự tiếp nối giữa làng quê và cánh đồng. Khu đất giảm thiểu được quá trình phá dỡ ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thi công.
Nằm cạnh khu vực cánh đồng và biển giúp công trình luôn được lưu thông luồng không khí mới, thanh lọc công trình. Giúp giảm thiểu năng lượng trong quá trình sử dụng.
Hình ảnh khu đất nhìn từ vệ tinh
Công nghệ xanh:
Bê tông thông thường kết hợp với mùn cưa tạo ra vật liệu bê tông xanh
Phần mái vòm che chắn và chịu các khu vực chức năng sử dụng bê tông xanh.
Bê tông xanh siêu nhẹ được áp dụng cho công trình giúp tiết kiệm chi phí nền móng, cách âm, cách nhiệt. Không những vậy, nó còn giúp điện năng của máy lạnh giảm 30% so với ban đầu.
Hình ảnh vật liệu bê tông xanh được sử dụng trong công trình
Hình ảnh vật liệu bê tông xanh được sử dụng trong công trình
Vật liệu bền vững Cây cói khu vực
Phần mái vòm bao phủ sử dụng cây cói: Cây cói sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, bện thành các sợi to rồi đan lại như quy cách đan chiếu cói.
Cố định lên khung bê tông xanh phía trong.
Được xem là một trong những vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, chi phí thấp có sẵn ở địa phương. Người dân có thể tham gia xây dựng.
Sử dụng cói thân thiện với môi trường trong quá trình thi công và xây dựng, có thể tái sử dụng trong thời gian dài.
Hình tượng chiếu được cuộn lại mang đậm bản sắc khu vực, gợi nhớ về vùng đất mà nghề đan chiếu đã nuôi sống họ qua nhiều thế hệ.
Phần vỏ cói là lớp vật liệu phù hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa ở khu vực. Cách nhiệt hiệu quả vào mùa nóng, giữ ấm vào mùa lạnh và cách âm tốt.
Cói cũng được xem là một vật liệu bền bỉ theo thời gian, chi phí vận hành và thi công thấp.
Hình ảnh cây cói
Hình ảnh cây cói sử dụng làm mái cách nhiệt cho công trình
Hình ảnh cây cói sử dụng làm mái cách nhiệt cho công trình
Cộng đồng – Nhân văn – Đậm đà bản sắc dân tộc
Mục tiêu của đồ án nhằm vực dậy làng nghề làm chiếu cói truyền thống, phát triển và bảo tồn cả về nghề và văn hóa của khu vực.
Tái tạo một không gian có thể lưu giữ các nét đẹp sinh hoạt văn hóa của làng xã mang ý nghĩa như một đình làng Việt của làng quê cổ, một bảo tàng “thời gian” lưu lại những câu chuyện thật dài của văn hóa, thiên nhiên, con người.- Phát triển du lịch, giới thiệu nét Văn Hóa đậm bản sắc làng quê Việt.
Công nghệ mới được áp dụng trong đồ án:
Thiết kế
Mô hình thông tin (BIM), và một số ứng dụng thiết kế 3D
Việc ứng dụng 3 loại mô hình này đang là xu hướng công nghệ mới trong xây dựng 2020. Trong đó, mô hình BIM sẽ hợp lý hóa việc lập kế hoạch, giảm sự chậm trễ của dự án, ngăn chặn bội chi ngân sách và kiểm soát chất lượng một cách dễ dàng.Bên cạnh đó, một số ứng dụng thiết kế 3D khác sẽ hỗ trợ cho BIM để có thể trình bày thiết kế dưới sự trợ giúp của máy tính theo cách hữu hình và dễ hiểu nhất.
Sự dụng các ứng dụng mới trong thiết kế giúp giảm thiểu thời gian lập kế hoạch.
Vật liệu
Bê tông xanh siêu nhẹ được kết hợp từ bê tông thông thường với mùn cưa( sản phẩm được xem là rác thải của các xưởng sản xuất gỗ địa phương)
Mái chịu lực bê tông siêu nhẹ được làm bằng cách kết hợp bê tông với sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này có chi phí rất phải chăng, trọng lượng nhẹ và có khả năng cách nhiệt tốt, giảm lượng điện tiêu thụ cho công trình nên được nhiều kỹ sư trong ngành tin tưởng sử dụng.
Áp dụng công nghệ hỗ trợ: