Thông tin bài dự thi
Tên cá nhân/nhóm: LÊ CÔNG MINH
Tên Trường: Đại học Công Nghệ TP.HCM HUTECH
Tên đồ án: Thiết kế Làng trẻ em SOS Đà Lạt
Email: lecongminh1907@gmail.com
Nội dung tóm tắt thuyết minh
Đặt vấn đề:
Theo thống kê của UNICEF tại Việt Nam có khoảng 5,5 triệu trẻ em bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội. Làng trẻ em SOS ra đời hỗ trợ tích cực cho trẻ em thiệt thòi , để các em được phát triển năng lực, trưởng thành và trở thành công dân tự lập , có ích cho xã hội .
Đồng thời làng trẻ em SOS ra đời giúp giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường và các hệ luỵ xã hội do một phần trẻ em lang thang cơ nhỡ gây nên .
Mục tiêu:
Đồ án thiết kế Làng trẻ em SOS Đà Lạt giải quyết được các vấn đề về nơi ở , dinh dưỡng, Giáo dục và hoà nhập xã hội cho trẻ em thiệt thòi . Với châm ngôn “ Bớt đi một đứa trẻ đau khổ là thêm một người lớn hạnh phúc “ Làng trẻ em SOS đã xây dựng một môi trường, xã hội lành mạnh cho trẻ là phần nào góp phần bảo vệ môi trường .
Ý tưởng:
Lấy ý tưởng bằng sự đồng cảm với những trẻ em thiệt thòi qua bài hát và MV : Người Gieo Mầm Xanh của Hứa Kim Tuyền “ Và tôi gieo mầm xanh ấy cho cuộc đời Nhẹ vun tay và tiêu tưới lên cao vời ,Đến một ngày tương lai rồi mầm xanh kia sẽ tỏa bóng râm chở che các con đường…” Trẻ em là những mầm xanh , và những mầm xanh kia nếu được vun đắp tốt sẽ toả bóng mát và tiếp tục gieo rắc những mầm xanh .
Cảm hứng thiết kế kiến trúc : mượn những hình ảnh từ các trò chơi quen thuộc của trẻ em như Pentomino , lego , ghép hình … bằng cách xếp chồng lên nhau và tạo không gian bằng cách sắp xếp theo bố cục phân tán .
Tự đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Sáng tạo : Đồ án “ Không chỉ là màu xanh mà là sự sáng tạo “ sáng tạo ra các không gian không chỉ đáp ứng về công năng sử dụng mà còn có giá trị về thẩm mỹ và giá trị tinh thần .
Địa điểm bền vững : Lựa chọn khu đất xây dựng tại TP Đà Lạt , với ưu thế về khí hậu mang đặc tính của miền ôn đới dịu mát quanh năm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng để làm mát cũng như giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng.
Đà Lạt mệnh danh là Thành Phố trong rừng , công trình làng trẻ là sự kết hợp một cách hữu cơ thảm thực vật, sông núi và kiến trúc lại với nhau làm cho kiến trúc trở thành một bộ phận của môi trường rộng lớn đồng thời không tác động nhiều đến biến đổi về thổ nhưỡng , địa mạo .
Công nghệ xanh :
Pin năng lượng mặt trời : Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái của các công trình như trường dạy nghề , hội trường trong làng trẻ không chỉ hấp thụ năng lượng mặt trời mà còn tạo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình, giúp chuyển năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều.
Kính hai lớp : ốp tường kính mặt ngoài công trình .Tận dụng được tối đa ánh sáng từ bên ngoài công trình chịu được va đập, cách âm cách nhiệt tốt , loại bỏ tia cực tím có hại .
Lam gỗ che nắng : ốp bề mặt công trình nhà thi đấu , trường dạy nghề, căn tin .Che bớt một phần ánh nắng mặt trời, chỉ giữ lượng ánh sáng vừa đủ, ngăn chặn các tia UV có hại , giúp điều hòa không khí ,ngăn chặn bụi bẩn và tăng tính thẩm mỹ cho công trình .
Hệ vườn trên mái : trên tất cả các hệ mái của công trình . Cách nhiệt, cách âm tốt giảm phát thải khí CO2 ra môi trường, tận dụng nguồn nước mưa thu được để tái sử dụng cho các nhu cầu khác .
Trồng cây trên tường theo phương pháp plantercell : trên tất cả các tường trống của công trình . Cải thiện chất lượng không khí , tiết kiệm năng lượng không gian , lọc bụi hữu hiệu giúp cho môi trường trở nên sạch hơn, không khí trong lành hơn và tiếp thêm năng lượng giúp nâng cao sức khỏe con người.
Hệ thống lam dọc kết hợp xen kẽ với chậu trồng cây : vị trí các lớp tường bao công trình .Che bớt một phần ánh nắng mặt trời , chỉ giữa ánh sáng vừa đủ , thanh lọc bụi giúp không khí trong lành hơn . Công nghệ phủ HPS .
Vật liệu bền vững :
Gỗ tái chế : công trình có màu chủ đạo tổng thể là sử dụng màu nâu từ gỗ và màu xanh của cây cỏ là chủ yếu , nên vấn đề khai thác sử dụng gỗ tự nhiên là vô cùng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường , nên công trình sẽ chọn hình thức sử dụng gỗ tái chế từ các công trình cũ và gỗ công nghiệp . Giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu nguyên sinh trong các dự án mới và dự án tái cấu trúc.
Vật liệu xanh với xu hướng bền vững và có khả năng tái chế : vật liệu có nguồn gốc từ đất như gạch không nung , gạch bông thông gió không nung . bê tông nhẹ .
Sử dụng vật liệu tái chế :
Gạch: Sử dụng những viên gạch lành cho tường chắn, các công trình phụ; gạch vỡ làm nền móng, lối đi.
Bê tông: Bê tông vụn sau khi phá dỡ có thể được tận dụng để làm nền nhà. San lấp công trình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung.
Kim loại: Phế thải xây dựng được tái sử dụng nhiều nhất là thép. Vật liệu này được tái chế gần như hoàn toàn, cho phép tái chế lặp đi lặp lại.
Gỗ: Gỗ tái chế được tận dụng từ nhà kho, nhà cổ, những thùng rượu, thùng chở hàng. Gỗ dư thừa từ các công trình xây dựng và phá vỡ có thể được tái sử dụng cho các dự án xây dựng khác sau khi làm sạch.
Nhựa: Chất thải nhựa có thể tái chế tốt nhất khi các phế liệu này được thu gom riêng, không pha trộn với các chất thải khác. Chất thải nhựa sau khi được làm sạch có thể được tái sử dụng trong các sản phẩm. Được thiết kế đặc biệt như ống dẫn cáp, cửa sổ PVC, mái nhà hay sàn nhà.
Cộng đồng – Nhân văn – Đậm đà bản sắc dân tộc.
Tính nhân văn , tính cộng đồng trong đồ án làng trẻ em SOS Đà Lạt hướng đến thể hiện qua việc theo đuổi kiến trúc vị dân sinh. Vị dân sinh là các thiết kế kiến trúc của dân, do dân, vì dân. Với mong muốn tạo ra những điều tốt nhất cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, luôn quan tâm, thấu hiểu và mang đến những không gian đầy trách nhiệm vượt qua cả ý nghĩa của một công trình kiến trúc thông thường.
5. Công nghệ mới được áp dụng trong đồ án:
-Công nghệ phủ HPS:
Công nghệ lớp phủ HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt được thiết kế cách nhiệt cho cả nội và ngoại thất. Công nghệ phủ này phản chiếu lại sự tỏa nhiệt bên trong của các công trình mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ chung của các công trình đó. Kết quả là tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng và khí thải carbon.
-Công nghệ MODLET
Công nghệ Modlet – ThinkEco là công nghệ được sáng chế nhằm loại trừ sự mất mát của năng lượng qua các thiết bị sử dụng trong nhà ở. Modlet là một con chip lần theo dấu tích năng lượng tiêu thụ và thông báo việc tiêu thụ năng lượng qua blowser mạng. Modlet cho phép người sử dụng có thể theo dõi được thông tin tiêu thụ năng lượng để đánh giá việc tiêu thụ đó và lập nên một kế hoạch và chiến lược để cải thiện việc tiêu thụ điện năng trong ngôi nhà . đối với làng trẻ SOS Đà Lạt có số lượng căn hộ là 70. Nên việc sử dụng công nghệ Modlet giúp tiết kiệm 10-20% hoá đơn sử dụng điện hàng tháng .
6. Áp dụng công nghệ hỗ trợ:
Thực hiện mô phỏng năng lượng bằng công cụ eQuest trên hệ điều hành Windows chạy các mô phỏng năng lượng đơn giản để đánh giá giữa các giải pháp thiết kế khác nhau giúp hoàn thiện thiết kế như hình dáng các công trình hạng mục , hướng công trình, chắn nắng, vật liệu… nhằm tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên như ánh sáng, không khí, nước. Sự chuẩn bị này sẽ giúp công trình làng trẻ đạt yêu cầu tiết kiệm năng lượng, tạo tiện nghi sống tốt cho người sử dụng và giúp chủ đầu tư đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất .