I. Thông tin bài dự thi
Tên cá nhân: Trần Khả Thi
Tên Trường: Trường Đại học Thủ Dầu Một
Tên đồ án: Làng Hồi hương vùng hồ Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Email: khathi112233@gmail.com
II. Nội dung tóm tắt thuyết minh
Đặt vấn đề:
Sự tăng lên số lượng người trở về Việt Nam từ Campuchia về nước theo từng năm, đặt ra nhiều thách thức cho xã hội. Họ không thể lưu trú tại các làng SOS, trung tâm bảo trợ,… do đặc tính họ sống theo cụm gia đình và chưa có tổ chức nào chuyên biệt dành cho đồng bào người trở về quê hương. Họ chưa nhận được điều kiện sống tốt, không môi trường giải trí lành mạnh, không có chỗ lưu trú, không người thân quen, không được học tập, không việc làm, không chăm sóc y tế, khó có thể hòa nhập cùng cộng đồng chung quanh. Đây chính là những vấn đề Đồng bào đang phải đối mặt. Vì những lý do trên có thể góp phần họ dễ sinh ra những tiêu cực cho xã hội, trẻ em không được học hành dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành lưu manh, lứa bụi đời.
Tại ven hồ Dầu Tiếng, với hơn 200 hộ gia đình, khoảng hơn 1000 nhân khẩu chưa được nhận vào các trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm tình thương đã làm rõ hơn việc thực hiện công tác chăm sóc cho Đồng bào của Nhà nước vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, họ cũng không thể lên tiếng kêu gọi sự hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ trong lĩnh vực này. Do vậy làng đặt ra để góp phần hỗ trợ giảm bớt một phần gánh nặng cho xã hội, là môi trường sống tốt hơn cho Đồng bào Việt kiều Campuchia và đóng vai trò là một mối liên kết, hàn gắn sự hòa nhập với cộng đồng bên ngoài.
Mục tiêu:
Làng được đặt ra để góp phần hỗ trợ giảm bớt một phần gánh nặng cho xã hội, là môi trường sống tốt hơn cho Đồng bào Việt kiều Campuchia và đóng vai trò là một mối liên kết, hàn gắn sự hòa nhập với cộng đồng bên ngoài.
Ý tưởng:
Hình ảnh “Chim lồng, cá chậu”: ví von sự bó buộc, tù túng, mất tự do; bị giới hạn về mọi thứ từ giáo dục, công ăn việc làm, mối quan hệ,…. Xuất phát từ thành ngữ được nói về cuộc đời của họ. Công trình sử dụng nhiều cửa, nhiều đường nối thiên nhiên với hàm ý giải thoát cho hình tượng đấy.
Công trình đặt tại khu vực hồ Dầu Tiếng, Bình Dương. đề tài hướng tới lối kiến trúc bản địa sử dụng chủ yếu vật liệu địa phương: gạch nung, nan, tre, trang trí gốm sứ,… và hướng tới yếu tố hòa nhập thiên nhiên và tận dụng cảnh quan địa hình chung quanh.
Về hình khối (khối chính trong toàn thể làng): Từ hình ảnh ‘tổ chim’, ‘cá lượn’ mang yếu tố uyển chuyển, mềm mại, ý nghĩa tạo nhiều tầm nhìn và sự tránh nắng theo từng khu vực cho người sử dụng.
Đi từ hình khối tượng trưng, kết hợp với các thủ pháp đục khoét khối tạo kiểu cho mặt bằng, mặt đứng và đem lại sự sinh động cho hình khối chính của công trình Về tổ hợp mặt bằng (toàn làng): Với vị trí khu đất như đã phân tích, sử dụng tối đa địa hình hiện tại nhằm giữ lại tính chất tự nhiên của làng.
Tự đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Sáng tạo: Liên kết với địa điểm được chọn công trình sử dụng các vật liệu có sẵn từ địa phương: tre, nứa, gốm, đất nung,…, hình khối công trình mang tính tượng hình cao.
Công nghệ cao: Sử dụng điện mặt trời cung cấp năng lượng cho toàn làng – Địa điểm bền vững: Khu đất được chọn trên vùng hồ Dầu Tiếng nối giao thông với khu vực Biển Hồ (Campuchia) giúp dễ dàng tiếp cận với người từ Campuchia về Việt Nam, giúp họ thoải mái sống ven hồ. Tương lai khi ổn định có thể thuận tiện giao thông cho khách du lịch kết nối với khu du lịch chùa Núi cậu, khu du lịch suối Trúc.
Vật liệu bền vững: Công trình hướng tới thiên nhiên, tự nhiên thân thiện môi trường kết cấu bền vững sử dụng những vật liệu địa phương mang tính bền vững, truyền thống: Bê tông nhẹ, gạch đất nung, tre,…
Cộng đồng – Nhân văn – Đậm đà bản sắc dân tộc: Làng hướng tới cộng đồng người trở về quê hương gặp nhiều khó khăn giúp họ dễ hòa nhập với cộng đồng ngoài làng. Bên cạnh vật liệu, hình khối mang tính Việt, khu trung tâm sinh hoạt cộng đồng làng còn là nơi tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, ngành nghề truyền thống.
Công nghệ mới được áp dụng trong đồ án:
Trong thiết kế các khớp liên kết tre nứa, tấm lật giúp điều chỉnh lấy sáng và giảm sáng