Thông tin bài dự thi
Tên cá nhân/nhóm: Phạm Tiến Việt; Phạm Đức Vượng
Tên Trường: Đại học kiến trúc Hà Nội
Tên đồ án: Thiết kế cảnh quan tuyến đường ven biển đoạn từ cầu Bãi Cháy đến cầu Cửa Lục 3 khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Email: phamtienviet20@gmail.com
Nội dung tóm tắt thuyết minh
Đặt vấn đề:
Thành phố Hạ Long là một trong những cực phát triển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, sẽ là động lực kích thích phát triển kinh tế đối với chuỗi đô thị vùng duyên hải bắc bộ. Là khu vực có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng mang tính bản sắc độc đáo.
Mục tiêu:
Các vấn đề:
Quỹ đất chưa được khai thác triệt để
Hệ sinh thái mất cân bằng
Thiếu không gian xanh
Khu vực không có bản sắc riêng
Các mục tiêu giải quyết các vấn đề trên:
Khai thác sử dụng quỹ đất hiệu quả: thúc đấy và nâng cao giá trị tiềm năng của khu vực; biến khu vực thành không gian đệm giữa các đô thị và biển
Khôi phục hệ sinh thái: tăng cường hiệu quả xử lý nước thải và cải thiện; hệ thống năng lượng; bảo vệ các loài sinh vật hiện có; liên kết sinh thái biển với các khu đô thị lân cận.
Thiếu không gian xanh: tổ chức không gian xanh liên kết với nhau; phân chia không gian theo từng nhóm hoạt động; tạo ra các liên kết không gian trong & ngoài khu vực; phát triển các hệ thống tiện ích và trang thiết bị đô thị tiết kiệm năng lượng & thông minh.
Đưa khu vực thành dấu ấn bản sắc: đưa các giá trị về lịch sử, văn hóa của khu vực thành dấu ấn đặc trưng; tạo các không gian có tính đặc thù và mang chủ đề riêng.
Ý tưởng:
Đồ án ban đầu bắt nguồn từ cá nhân sinh viên (Việt) sinh ra và lớn lên tại Hạ Long, Quảng Ninh. Gia đình xuất thân từ những người công nhân ngành than, cá nhân sinh viên sinh sống tại Quảng Ninh chứng kiến nhiều sự thay đổi của quê hương. Mong muốn tạo ra một không gian cảnh quan bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử. Khi làm việc cùng bạn Vượng đến khu vực nghiên cứu, cá nhân Vượng cũng đã có những trải nghiệm riêng về khu vực. Cái nhìn của một người lần đầu đến Hạ Long nói chung cũng như khu vực nghiên cứu nói riêng, để có một góc nhìn khác thú vị hơn. Đó là câu chuyện của sự trải nghiệm của chính bản thân Vượng, trải nghiệm không chỉ là 1 từ (1 tính từ) để miêu tả việc khi ta tham gia các hoạt động mà nó là cảm giác mà Vượng cảm nhận được trong thời gian nghiên cứu. Mục tiêu chuyển đổi không gian bờ kè bê tông thô cứng (grey) thành không gian ven biển xanh (green) là không gian đệm chuyển tiếp giữa đô thị với thiên nhiên một cách liền mạch thống nhất. Ngoài ra (grey) còn mang biểu tượng của ngành công nghiệp khai thác than đá đang dần biến mất. để chuyển mình sang phát triển du lịch ngành công nghiệp không khói (green) đồng thời đem lại không gian xanh hiện đại, tiện ích nâng cao đời sống người dân trong khu vực. Từ đó cả cùng bắt tay vào cùng thực hiện đồ án.
Tự đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Địa điểm bền vững:
Khu vực nghiên cứu nằm tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Khu vực là toàn bộ diện tích ven biển chạy từ cầu bãi cháy đến cầu cửa lục 3 với tổng diện tích vào khoảng 100 ha. Nằm ngay vị trí bên bờ vịnh Cửa Lục.
Khu vực nghiên cứu nằm ở vị trí phù hợp với tiêu chí địa điểm bền vững sau khi hoàn thành là địa điểm cảnh quan hài hòa, bền vững phù hợp với khu vực, góp phần làm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên sẵn có của khu vực.
Công nghệ xanh:
Mô hình Bioswale
Mô hình Permeable pavers
Các mô hình này có hệ thống trữ nước lại và được tải tạo lại nhờ các loại cây trồng trong đó ,làm giảm tỉ lệ nước runoff và thay vào đó làm tăng tỉ lệ nước bốc hơi và nước thẩm thấu
Áp dụng các mô hình tái tạo năng lượng nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng
Vật liệu thiết kế:
Màu sắc
+ Sử dụng những màu nhẹ nhàng như xanh da trời , cam san hô, ghi xanh,… hài hòa với màu sắc ven biển. + Sử dụng vật liệu bền vững mang đậm nét đặc trung của địa phương. – Kiến trúc cảnh quan:
+ Sử dụng những bồn hoa nhỏ kết hợp với hệ thống ghế ngồi ngoài trời được thiết kế theo chủ đề
+ Cây xanh lựa chọn những chủng loại cây bản địa , cùng chủng loại.
+ Vỉa hè chọn lựa những gạch lát có họa tiết đơn giản, được thiết kế theo chủ đề
Bản sắc, cộng đồng, nhân văn, sáng tạo
Đồ án đã đưa khu vực ven biển thành dấu ấn bản sắc : – Đưa các giá trị về lịch sử, văn hóa của khu vực thành dấu ấn đặc trưng. – Tạo các không gian có tính đặc thù và mang chủ đề riêng.
Công nghệ mới được áp dụng trong đồ án:
Thiết kế
Vật liệu – Trang thiết bị…
Áp dụng công nghệ hỗ trợ:
Mô phỏng năng lượng
Mô phỏng nhiệt
Mô phỏng khí hậu…