Thông tin bài dự thi
Tên cá nhân/nhóm: Nguyễn Kiên Tố
Tên Trường: Đại học Xây dựng Hà Nội
Tên đồ án: Nhà Bình Yên bảo vệ và phát triển Quyền Phụ nữa
Email: tonk631998@gmail.com
Nội dung tóm tắt thuyết minh
1. Đặt vấn đề:
Bạo lực gia đình đang là mối quan tâm lớn hiện nay, gây ra tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần cho hàng ngàn phụ nữ mỗi năm.Tại nhiều nước châu Á, khi quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng” hay “đàn ông là trụ cột của gia đình” vẫn còn tồn tại, nữ giới hầu như không có tiếng nói. Nhiều người là nạn nhân của bạo lực gia đình chấp nhận sống và chịu đựng. Nhiều người chồng, người cha mang nỗi lo gánh nặngvề kinh tế trong thời kỳ Covid 19, dẫn đến không khí căng thẳng, bực tức thường xuất hiện tại nhiều gia đình, khiến cho tỉ lệ phụ nữ bị bạo hành gia tăng từ 30-300%
Nạn nhân chủ yếu là những người phụ nữ và trẻ em. Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng này bắt nguồn từ quan niệm cố hữu của những người đàn ông tại nhiều khu vực trên thế giới, rằng họ là người có quyền lực tuyệt đối trong gia đình và có quyền thống trị đối với người vợ của họ. Khoảng 3 tỷ phụ nữ đang sinh sống tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ, nơi các hành vi bạo lực tình dục, cưỡng bức, lạm dụng tình dục trong hôn nhân không bị pháp luật ngăn cấm. – Họ sẽ đi đâu? về đâu? Những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thường chuyển sang sống với bạn bè, người thân. Tuy nhiên một số trường hợp không còn bố mẹ, người thân hay không có bạn bè, hoặc ở quá xa nhưng không có điều kiện đề về. Thậm chí còn những trường hợp bố mẹ đẻ không muốn nhận con vì nhiều lí do khác nhau.
Họ không thể tự trang trải cuộc sống. Đa phần những người phụ nữ bị bạo hành thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm việc làm, dẫn đến việc họ không thể tự trang trải cho cuộc sống và vẫn phải phụ thuộc vào người chồng. Và vì đa phần là nội trợ và làm nghề tự do nên họ không có cơ hội tiếp cận đến các thông tin liên quan đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của bản thân khi bị bạo hành, không biết tìm đến đơn vị, cơ quan đoàn thể nào ở địa phương để có thể giúp đỡ họ.
2. Mục tiêu:
Nhà bình yên bảo vệ và phát triển quyền phụ nữ
Nơi trú ẩn cho những phụ nữ thoát khỏi bạo lực của xã hội và gia đình.Bằng cách cung cấp một môi trường thoải mái, nơi phụ nữ cảm thấy an toàn trước thế giới bên ngoài, nơi họ bị bạo lực và tấn công.
Dự án không chỉ là nơi ẩn náu cho những phụ nữ bị lạm dụng, nó thể hiện hành trình vươn lên của một người phụ nữ và quá trình chuyển một người phụ nữ từ một người phụ nữ sợ hãi thành một người phụ nữ mạnh mẽ, người tự đưa ra quyết định của mình. Đây cũng sẽ là nơi điều trị thể chất & tâm lý, nơi giao lưu & chia sẻ, kiến tạo việc làm, mai mối, phát triển nữ quyền… cho những người phụ nữ bị bạo hành
Do tỉ lệ phụ nữ bị bạo hành gia tăng từ cao trong thời kỳ Covid 19 khiến cho các ngôi nhà trú ẩn có thể trở nên quá tải, đồng thời để phục vụ nhiều phụ ở nhiều nơi khác nhau, đồ án sẽ hướng tới sự linh hoạt trong thiết kế và có thể nhân rộng mô hình ở nhiều nơi khác.
Ý tưởng:
Thiết kế của sự thấu cảm – Kiến trúc giác quan: Tự đặt mình vào bối cảnh của những người phụ nữ yếu thế bị bạo hành để cảm nhận được họ cần gì. Từ đó định hướng kiến tạo không gian kiến trúc tạo sự gần gũi, kết hợp các không gian chia sẻ để họ có thể được cảm thông và an ủi phần nào. Không gian ở mang lại cảm giác an yên, nhẹ nhàng và mang lại sự tĩnh tâm để những người phụ nữ này có thể vượt qua được những điều kinh khủng đã từng xảy đến với cuộc đời họ: – Ngôi làng cho những người phụ nữ :Công trình sẽ mang thiết kế thân thiện, hài hoà như một “ngôi làng cho những người phụ nữ” ở tại đây. Từ đó tạo hình công trình sẽ được tổ hợp nên từ nhiều cụm mudule “nhà thân thiện” để tạo cảm giác gần gũi và tổ chức nhiều không gian chia sẻ cộng đồng.
Phụ nữ là những đoá hoa: Hình thái mặt bằng của các “cụm làng” sẽ được dựa trên hình ảnh đoá hoa nở rộ, tượng trưng cho vẻ đẹp thuần tuý của người phụ nữ – những bông hoa cần phải được nâng niu và chở che. Từ đó tổ hợp công trình sẽ trở thành một vườn hoa. Tổ hợp sẽ có “nhuỵ hoa” là khu vực sử dụng chung ở giữa và toả ra các “cánh hoa” là các block nhà đơn lẻ.
Ngôn ngữ cong, không góc cạnh: Người phụ nữ bị bạo hành có xu hướng trốn trong góc phòng để lần trốn và khóc. Vậy nên công trình sẽ được thiết kế theo hình thức làm cong các góc để công trình trở nên “không góc cạnh”. Ngoài ra việc tổ chức mặt bằng theo dạng tự do giúp những người phụ nữ thoát ra khỏi những gò bó, kìm nén suốt một khoảng thời gian dài bị bạo hành. Đồng thời ngôn ngữ cong cũng là đại diện cho hình ảnh của phụ nữ.
Tường xanh ngăn cách: Bức tường xanh dựng lên ở phía mặt đường chính để tạo sự che chở, an toan cho những người phụ nữ ở đây. Đồng thời giúp công
trình hoà vào bối cảnh và gần như biến mất với khoảng mặt tiền xanh chạy dài 50m, tránh khói bụi, tiếng ồn và sự dòm ngó của người bên ngoài công trình. – Không gian chia sẻ: Tạo các không gian cộng đồng, không gian chia sẻ để những người phụ nữ ở đây có thể sẻ chia và cảm thông với những người cùng hoàn cảnh với mình. Đồng thời việc thấy hiểu và cảm thông cũng là một trong những liệu pháp chữa trị tâm lí hiệu quả hơn so với việc đến các phòng khám tâm lí.
Module hoá công trình & nhân rộng: Vì vấn nạn bạo lực gia đình ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, vậy nên nhu cầu của những người phụ nữ bị bạo hành ngày càng tăng. Từ đó đề xuất hình khối module linh hoạt, dễ dàng tổ hợp với nhau và nhân rộng. Ở một tầm nhìn xa hơn, những module này có thể nhân rộng ở nhiều vùng khác nhau, module cũng sẽ linh hoạt thay đổi hình thái dựa theo ngôn ngữ kiến trúc bản địa của vùng đó
Tự đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Sáng tạo; Địa điểm bền vững; Vật liệu bền vững; Cộng đồng – Nhân văn – Đậm đà bản sắc dân tộc.
Công nghệ mới được áp dụng trong đồ án:
Thiết kế thụ động (Passive Design): Tổ hợp công trình tạo ra các khe hút gió giúp tận dụng được gió mát từ hướng hồ điều hoà công viên CV1. Tận dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng bên trong công trình
Vật liệu: Sử dụng gạch đất không nung với các ưu điểm:
+ Giảm thiểu phát thải CO2.
+ Tăng khả năng cách nhiệt, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông
+ Không bị tấn công bởi mối, mọt,… trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
+ Tạo được chất cảm độc đáo và tính nghệ thuật cho công trình.
+ Tiết kiệm chi phí xây dựng khi sử dụng ít vừa hơn và không tốn chi phí bả, sơn hoàn thiện
+ Sau khi phá dỡ, gạch đất được trả về với tự nhiên
Ngoài ra đồ án mang tính đa dạng và linh hoạt cao trong việc biến đổi, ứng dụng nhiều loại vật liệu và kết cấu khác tuỳ theo bối cảnh sử dụng cũng như vật liệu của địa phương đó. Có thể kể đến kết cấu thép tiền chế, gỗ,.. vật liệu có thể là tường trình, đá hộc,…
– Tái sử dụng nước mưa: Hệ mái được thiết kết dốc sẽ thu nước mưa vào bể chứa, sau đó có thể tái sử dụng nước cho việc tưới tiêu, sinh hoạt.
6. Áp dụng công nghệ hỗ trợ: