I. Thông tin bài dự thi
Tên cá nhân/nhóm: Nguyễn Ngọc Hà
Tên Trường: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
Tên đồ án: Làng sinh viên thích nghi “thời Covid”-
Email: ngha.1708@gmail.com
II. Nội dung tóm tắt thuyết minh
Đặt vấn đề:
Đại dịch Covid-19 là một biến cố lớn của toàn nhân loại, tác động lên mọi phương diện của cuộc sống trên toàn thế giới và kiến trúc cũng không phải là ngoại lệ.
Thời Covid đặt trong dấu ngoặc kép đại diện cho một thời kỳ biến cố của toàn nhân loại. Con người đã và đang thấy được những mối nguy từ các thay đổi của thế giới và nhiều lí do khác có thể dẫn đến một biến cố đầy bất ngờ. Đại dịch Covid-19 lần này cũng đến với thế giới loài người trong sự sự bất ngờ và chúng ta không hề có sự chuẩn bị trước. Trước tình hình đó, suy nghĩ về những mối lo tương tự có thể tiếp tục xảy đến cho nhân loại, đã giúp tác giả suy nghĩ về đề tài này. Trước mắt là việc hướng đến xây dựng một không gian sống, học tập và rèn luyện của cộng đồng sinh viên (đối tượng đang chịu nhiều ảnh hưởng do đại dịch) trong thời điểm đại dịch đang hoành hành đồng thời thức tỉnh mọi người hãy cảnh giác và chuẩn bị cho những biến cố rất có thể ập đến trong tương lai.
Làng sinh viên thích nghi “thời Covid” cơ bản là một không gian được thiết kế nhằm thích ứng với các vấn đề thực tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Một không gian hướng đến cuộc sống thích nghi với đại dịch và chủ động đối phó với các biến cố khác trong tương lai – không gian mà khi đại dịch qua đi vẫn còn ý nghĩa đối với cộng đồng và xã hội. Ý tưởng hướng mọi người có cái nhìn mới về cách thức thiết kế không gian trong thời kỳ mới. Hoàn toàn không đồng nghĩa rằng ý tưởng có khả năng chống lại Covid-19 mà chỉ dừng lại ở mức độ ứng phó và thích nghi với Covid-19 mà thôi.
Mục tiêu:
Tạo dựng một không gian sống an toàn, cởi mở và thân thiện cho cộng đồng sinh viên chứa đựng đầy đủ các yếu tố bền vững, có khả năng tự cung tự cấp ở một mức độ nhất định và có khả năng tự vận hành một cách bình thường mà không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài trong một khoảng thời gian cụ thể. Nhất là khi đại dịch vẫn còn đang hiện hữu và trong tương lai sẽ lại có thêm những biến cố mới.
Đặc biệt thiết kế chú trọng vào 3 vấn đề chính của sinh viên đó là: Sinh hoạt, học tập và sức khỏe.
Ý tưởng:
Từ bối cảnh thực tế của xã hội hiện tại khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh của ngày tận thế. Mượn hình ảnh của vết nứt – báo hiệu cho mọi người biết rằng ngày tận thế không còn xa. Chúng ta đang chứng kiến mọi thứ trên trái đất này đang ngày dần bị hủy hoại. Đại dịch lần này cũng vậy. Giữa một vết nứt khô cằn mọc lên một mầm cây. Nó đại diện cho sức mạnh vươn lên giữa sự khắc nghiệt. Cũng như trong bối cảnh hiện tại chúng ta tìm ra được giải pháp để thích nghi được với nó. Sinh viên là đối tượng được hướng đến trong đề tài này. Giải quyết được nhu cầu hiện tại của các bạn là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Tự đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Sáng tạo: Hình thức kiến trúc hiện đại, tỉ lệ tương quan về chiều cao và hình khối có sự nghiên cứu kĩ lưỡng khi quan tâm đến bối cảnh xung quanh. Không thể thiếu việc dựa trên các phân tích hiện trạng về nắng gió tác động tới công trình để đưa ra giải pháp phù hợp cho việc che chắn nắng hướng Tây và đón gió mát cho công trình (như ô văng che nắng, hệ lam che nắng). Thiết kế giếng trời giúp cho mỗi phòng ở nhận được 200% ánh sáng tự nhiên từ hai mặt trong và ngoài công trình. Tầng trệt để trống kế hợp với giếng trời tạo ra hiệu quả vô cùng cao cho việc lưu thông gió bên trong công trình. Bố trí các mảng xanh trên mặt đứng, giếng trời, mảng xanh trên mái để tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
Địa điểm bền vững: Đồ án đã đi đúng định hướng khi đặt công trình lên trên vị trí khu đất đúng với quy hoạch của nhà nước.
Công nghệ xanh: Bố trí các tấm pin năng lượng mặt trời trên tầng mái cùng hệ thống thu gom nước mưa để phục vụ cho mục đích chiếu sáng công cộng và tưới tiêu cảnh quan, tưới tiêu cho khu nông nghiệp.
Vật liệu bền vững: Sử dụng vật liệu địa phương tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình.
Tính cộng đồng – Nhân văn – Đậm đà bản sắc dân tộc: Yếu tố này luôn được tác giả đề cao khi đề ra triết lý thiết kế lấy con người làm trung tâm. Từ bối cảnh xã hội cho tới hình thành ý tưởng mục đích chính của tác giả vẫn là tạo dựng một không gian sống an toàn, cởi mở và thân thiện cho cộng đồng sinh viên.
Công nghệ mới được áp dụng trong đồ án:
Thiết kế: Phong các thiết kế hiện đại, quan tâm đến việc tương tác giữa con người và công trình từ công năng đến hình thức kiến trúc công trình với triết lý thiết kế lấy con người làm trung tâm. Đặc biệt hơn thiết kế sử dụng những nguyên tắc mới mẻ trong thời kì đại dịch như áp dụng khoảng cách an toàn 2 mét giữa các chức năng, có sự kiểm soát ở các không gian đông đúc cùng với đó là bộ 3 kịch bản thích nghi cho 3 bối cảnh của thời đại Covid.
Vật liệu: Sử dụng các loại vật liệu sẵn có tại địa phương (khu vực nghiên cứu) cũng như sử dụng linh hoạt các loại vật liệu cho từng không gian chức năng phù hợp.
Trang thiết bị: Một số giải pháp về năng lượng như bố trí các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái phục vụ cho việc chiếu sáng cảnh quan, hành lang, những không gian công cộng; hệ thống thu gom nước mưa sau đó tái sử cho việc tưới tiêu cảnh quan, khu nông nghiệp.
Áp dụng công nghệ hỗ trợ:
Với thời lượng hạn hẹp và khối lượng của đồ án khá lớn, tác giả chưa có điều kiện áp dụng các công nghệ hỗ trợ cho việc mô phỏng các yếu tố về nắng gió, năng lượng,…