Thông tin bài dự thi :
Tên cá nhân/nhóm: Lê Đình Hùng
Tên Trường: Trường Đại học Khoa học Huế
Tên đồ án: Mô hình vườn rau hữu cơ kết hợp ở trải nghiệm thượng thành Huế.
Email: Hungart1811@gmail.com
Nội dung tóm tắt thuyết minh :
1. Đặt vấn đề:
Tạo một môi trường lành mạnh, cuộc sống gần gũi với người dân ! Nhà vườn: ở phía sau nhà mái ngói đỏ truyền thống, có vườn rộng, xung quanh là những vườn rau, cây xanh, cuộc sống gắn liền với nông nghiệp.
Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn
Giữ gìn nét truyền thống tốt đẹp ?
Đi chợ dường như là nếp sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu trong mỗi gia đình ở Việt Nam, mang hơi thở cuộc sống, dấu ấn đặc sắc riêng gắn với lịch sử và đời sống tâm linh của đồng bào mỗi vùng miền.
Chợ Đông ba
Tạo một không gian ẩm thực mang đậm sắc Huế ?
Với Huế là nơi có nhiều món ăn đa dạng, cũng là yếu tố tạo nên giá trị lịch sử cho nơi này.
Lễ hội ẩm thực Festival Huế
2. Mục tiêu:
Cùng đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế”.
“Bao nhiêu năm mình trồng rau nhờ đất thượng thành để mưu sinh, giờ nghe giải tỏa trả lại đất cũng buồn chứ, coi như mất đi một nguồn thu. Nhưng khi chính quyền họp dân để nói về dự án lớn này chúng tôi cũng vui vẻ. Chỉ cần trước ngày đi, chính quyền báo trước thì dân tụi tui sẽ hoàn trả lại mặt bằng”,Ông Tửu nói).
Rau trồng trên thượng thành của người dân được các thương lái thu mua tận vườn – Với mong muốn phát huy các giá trị di tích và phát triển ngành nghề nông nghiệp để hình thành mô hình ở và trải nghiệm trồng trọt vừa tăng thêm giá trị nông sản cũng như nâng cao giá trị di sản.
Cùng với định hướng phát triển nông nghiệp tạo một hệ thống dàn leo vừa tăng tính thẩm mĩ cũng như đồng bộ hệ thống thượng thành.
Ba cụm khu vực chức năng để trải nghiệm và kết hợp dịch vụ để phát triển đề án. Giải quyết vấn đề mưu sinh và tăng giá trị nông sản.
Vị trí khu đất:
Ý tưởng:
Dùng 3 khối hình học chính: Tròn, vuông, elip tạo thành 3 cụm chức năng không gian liên kết với mạch kinh thành.
-Bắt nguồn từ hình tượng đan lát của nghề thủ công truyền thống tạo nên hệ thống bao phủ, xuyên suốt thượng thành với hệ thống vườn rau hữu cơ, tạo ra cơ hội mưu sinh, trải nghiệm, bảo tồn di sản và thúc đẩy du lịch phát triển. -Những giá trị truyền thống: những mây đan mắt cáo, những cây gỗ cũ, chiếc lá chuối Việt Nam và biểu tượng giữa đất trời là sự kết nối thiên nhiên, con người hài hòa làm một.
Khu vực ở trải nghiệm:
Khu vực chợ nông sản:
Khu vực nhà hang chay:
Đánh giá đồ án theo 05 tiêu chí của Giải thưởng:
Địa điểm bền vững:
– Với địa điểm nằm trên kinh thành Cố đô Huế, cùng với đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế”. Cho nên việc phát triển cũng như phát huy giá trị di tích sẽ là điều kiện trong tương lai.
Cộng đồng – Nhân văn – Đậm đà bản sắc dân tộc:
“Người ít cũng canh tác ở đây chục năm, người nhiều có thâm niên gần 30 năm. Nhờ những vựa rau này mà người nông dân có đồng ra, đồng vào, nuôi con cái ăn học.” Đó cũng là nếp sống người dân ở đó bấy lâu nay.
Phát triển nông nghiệp là xu hướng hiện nay cũng như góp phàn bảo vệ môi trường sống tự nhiên của người dân ở đây.
Rau trồng trên thượng thành của người dân.
Vật liệu bền vững:
Sử dụng vật liệu địa phương chủ yếu là gỗ cũ, bê tông trần và mái ngói tuyền thống…, gạch lát sàn kết hợp trồng cỏ.
Mái lá guột (vọt) đặc biệt phù hợp ở các quốc gia vùng nhiệt đới với khả năng chống nóng tốt, giảm nhiệt độ cho các công trình.
Sử dung gỗ cũ vừa tạo được tính thẩm mĩ, mộc của gỗ vừa giảm thiếu chi phí xây dựng.
Mái ngói truyền thống khiến chúng ta cảm thấy được vẻ đẹp gần gũi, thân thiện và cảm giác dễ chịu nhất cho không gian sống.
6. Phân tích khối: